Điểm Khác Biệt Giữa Kỹ Năng Mềm Và Kỹ Năng Cứng - Làm Thế Nào Để Phát Huy Thế Mạnh Của Cả Hai?

Điểm Khác Biệt Giữa Kỹ Năng Mềm Và Kỹ Năng Cứng - Làm Thế Nào Để Phát Huy Thế Mạnh Của Cả Hai?

Quỳnh Hương 3 năm trước 896 lượt xem

Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là những từ không còn xa lạ với bất kỳ ai, nhưng liệu rằng bạn đã thật sự hiểu về nó và sự khác biệt giữa những kĩ năng này là gì? Hãy để hocsinh365.vn chia sẻ cùng bạn nhé!

    1. Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là gì

    1.1. Kỹ năng mềm

    Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, những kỹ năng này thường thiên về mặt tinh thần và không liên quan đến những kiến thức chuyên ngành, kiến thức về công việc,..

    Tuy nhiên kỹ năng mềm sẽ là cần thiết để trang bị cho bản thân để bổ trợ cho công việc và cuộc sống. Ví dụ như những kỹ năng: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…

    1.2. Kỹ năng cứng

    Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là gì?
    Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là gì?

    Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có tính chất kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp. Kỹ năng cứng trau dồi thông qua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ, và xây dựng tuần tự và có thể được đánh giá qua những chứng chỉ, bằng cấp.

    Tuy nhiên, để trau dồi được kỹ năng cứng là một con đường dài, đòi hỏi  bạn phải luôn cố gắng học tập, tìm hiểu và trau dồi. Nó có khả năng là 5 năm, 10 năm hoặc nhiều hơn nữa bởi kiến thức là vô tận và bạn sẽ cần phải học cả đời.

    2. Tầm quan trọng của kỹ năng

     

    Tầm quan trọng của kỹ năng mềm và kỹ năng cứng
    Tầm quan trọng của kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

    Tầm quan trọng của kỹ năng mềm và kỹ năng cứng sẽ phụ thuộc vào ngành nghề và mục tiêu bạn đang theo đuổi. Kỹ năng cứng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc, kỹ năng mềm sẽ giúp bổ trợ cho bạn trong công việc đó. Tuy nhiên tùy vào từng công việc thì mức độ của nó sẽ khác nhau.

    Nếu như ngành nghề của bạn là bác sĩ, lập trình viên, kĩ thuật viên, cơ khi điện tử,...thì sẽ đòi hỏi bạn rất cao về kỹ năng cứng, nếu như bạn làm những ngành như sales, diễn viên, lễ tân , dẫn chương trình,...thì những kỹ năng mềm sẽ được quan tâm hơn cả, nếu bạn làm ngành luật sư, giáo viên,.. thì yêu cầu bạn phải giỏi cả 2 kỹ năng.

    Tuy nhiên nếu như chức vị của bạn càng cao, thì yêu cầu về kỹ năng mềm của bạn sẽ càng cao. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị (theo Wikipedia). 

    3. Hai dạng kỹ năng này bao gồm những gì?

    Ta chỉ thường nghe nói đến kỹ năng mềm và kỹ năng cứng, tuy nhiên thật ra 2 kỹ năng này chứa rất nhiều những kỹ năng nhỏ khác. Cùng hocsinh365.vn tìm hiểu xem nhé!

    Những kỹ năng mềm phổ biến là:

    • Kỹ năng giao tiếp

    • Kỹ năng Thuyết trình

    • Kỹ năng thực hiện công việc đồng đội

    • Kỹ năng quản lý thời gian

    • Kỹ năng Tư duy đạt kết quả tốt

    • Kỹ năng giải quyết nỗi lo

    • Kỹ năng thương thuyết

    • Kỹ năng Học và Tự học

    • Kỹ năng Họp

    • Kỹ năng Quản lý xung đột…

    Những kỹ năng cứng có thể là:

    • Dùng các phương tiện hỗ trợ với các bảng tính.

    • Đánh máy.

    • Sự thành thục trong sử dụng các phần mềm ứng dụng.

    • Năng lực vận hành máy móc.

    • Phát triển ứng dụng.

    • Nói một ngoại ngữ.

    • Tính toán…

    Xem thêm:

    4. Sự khác biệt giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

     

    Sự khác nhau giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng
    Sự khác nhau giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

    Về tính chất:

    • Kỹ năng mềm mang tính linh động, tùy biến theo từng hoàn cảnh. Mỗi người sẽ có cách tích lũy và sử dụng kỹ năng khác nhau, đều là kỹ năng đó nhưng với mỗi người cách thể hiện sẽ khác nhau

    • Kỹ năng cứng mang tính cứng ngắc, ít thay đổi. Do kỹ năng cứng là những kiến thức, nội dung mang tính chính xác, hàm lâm, khoa học.

    Môi trường rèn luyện:

    • Kỹ năng mềm: được học tập và rèn luyện bằng nhiều cách khác nhau. Có thể là từ những trải nghiệm cuộc sống của mỗi người đúc kết ra, chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, từ những người đi trước, từ nếp sống của mỗi người. Ngoài ra, kỹ năng mềm hiện đang được rất nhiều người quan tâm và chú trọng vì vậy rất nhiều những trung tâm đào tạo kỹ năng mềm đã ra đời và đó sẽ là một nơi để cho các bạn học tập.

    • Kỹ năng cứng: Được tích lũy qua môi trường học tập và hoạt động thực tế. Thời gian học và tích lũy những kỹ năng cứng thường rất lâu, do khối lượng kiến thức khổng lồ và yêu cầu nhiều về sự hiểu biết, chính xác. Ngoài việc học tập các kiến thức ở trên trường, qua sách vở thì bạn cũng có thể đăng ký các khóa học đào tạo chuyên sâu về ngành nghề đó vừa giúp bạn có thêm kiến thức vừa có thêm giấy chứng nhận để thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp.

    Cách thể hiện:

    • Kỹ năng mềm: Không có một tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng nào dành cho nó. Chủ yếu phụ thuộc vào quan điểm đánh giá của từng người.

    • Kỹ năng cứng: Được thể hiện và đánh giá qua trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp. Một số kỹ năng cứng cần phải được đánh giá qua những bài kiểm tra hoặc chứng chỉ liên quan.

    Đối tượng mục tiêu:

    • Kỹ năng mềm: Tùy vào mỗi người , mỗi vị trí, mỗi công việc sẽ có mức độ quan tâm và rèn luyện các kỹ năng mềm khác nhau.

    • Kỹ năng cứng: Bất kì ai muốn theo đuổi về nó đều có thể học tập và rèn luyện được

    5. Phát huy thế mạnh của cả 2 kỹ năng

    kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

    Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng đều vô cùng quan trọng, kỹ năng cứng giúp bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu của ngành nghề đó, phát huy về chuyên môn, phát triển sự nghiệp, kỹ năng mềm sẽ là “đòn bẩy” để thúc đẩy cho sự “thăng hoa” của kỹ năng cứng. 

    Nếu như một nhân viên giỏi về chuyên môn nhưng lại không biết cách làm việc nhóm, sắp xếp công việc thì cũng sẽ không thể đem lại kết quả hiệu quả cho công việc được. Tương tự một nhân viên chỉ có những kiến thức về kỹ năng mềm như giao tiếp, sắp xếp công việc… nhưng lại không có những kiến thức chuyên môn thì cũng không thể phục vụ được cho công việc.

    Vì vậy, để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, phát huy thế mạnh của cả 02 kỹ năng, cần phải biết cách vận dụng hài hòa chúng vào công việc.

    Lời kết

    Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là vô cùng quan trọng trong sự phát triển bản thân và nghề nghiệp của mỗi người. Với những chia sẻ trên của hocsinh365.vn bạn sẽ thấy được sự quan trọng và sự khác nhau của mỗi kỹ năng. Và hi vọng là bạn sẽ có thể vận dụng một cách hài hòa những kỹ năng này cho mình.

    Tin Liên Quan

    2 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    • T...Thu Thúy

      Cám ơn những chia sẻ của ad rất nhiều <3

      Thảo luận04-12-2021 22:20:25
    • H...Hồng Hạnh

      Bài viết rất hữu ích. Em cám ơn ad

      Thảo luận30-10-2021 22:58:24

    Tin mới