Những Từ Vựng Ngành Truyền Thông Mà Bạn Cần Biết
Hiện nay ngành truyền thông được rất nhiều bạn học sinh, phụ quan tâm và lựa chọn để cho con mình theo học. Hôm nay Hocsinh365 tìm hiểu những từ vựng ngành truyền thông mà bạn cần phải biết.
Truyền thông là gì?

Truyền thông là ngành có liên quan đến các hoạt động như tổ chức sự kiện, event. Là một ngành rộng lớn và rất đa dạng truyền thông với tính ứng dụng thức tế nên có cơ hội nghề nghiệp rất cao. Đây là ngành này không đơn giản chỉ là một hoạt động tuyên truyền quảng cáo mà còn rất nhiều lĩnh vực khác. Các chương trình đào tạo ngành truyền thông thường tập trung vào đào tạo một vấn để tạo ra các thông điệp với từng đối tượng qua các kênh truyền thông hiệu quả nhất. Nhiều người nghĩ rằng truyền thông chỉ là làm báo chính nhưng thực tế truyền thông còn rộng lớn hơn rất nhiều. Báo chí chỉ là những công việc trong một phần nhỏ của ngành truyền thông.
Hiện nay truyền thông còn liên quan đến các lĩnh vực như: Báo chí, phát thanh - truyền hình, quan hệ công chúng, chăm sóc khách hàng, xây dựng thương hiệu, giải trí, điện ảnh,... Đây là ngành có sức ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển hiện nay. Vì vậy, đây ngành nhận được sự quan tâm của các em học sinh và các bậc phụ huynh vì có cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp rất rộng mở.
Xem thêm:
Ngành Truyền thông gồm những ngành nào?

Ngành truyền thông báo chí: Báo chí là một ngành đã ra đời từ rất lâu và là một phần nhỏ của ngành truyền thông. Đây là ngành mang tính thời sự và thực tế nên cần độ chính xác cao và đội ngũ phóng viên luôn phải nghiêm túc và tập trung cao.
Ngành truyền thông thực hành: Ngành truyền thông thực hành bao gồm Public Relations, Corporate Communication, Nonprofit Communication. Vì đây là ngành có các chiến lược mang mục đích gửi thông điệp và nội dung cụ thể đến với người xem. Chúng ta dễ dàng phân biệt được các hoạt động của báo chí và PR nhưng cả hai hoạt động này đều hướng đến một đối tượng cụ thể.
Ngành truyền thông Media: Đây là một trong những ngành hot nhất hiện nay nhưng ngành truyền thông Media có hậu kỳ vô cùng phức tạp với sự hỗ trợ từ các thiết bị quay, chụp và các phần mềm để tạo được những ấn phẩm truyền thông chất lượng.
Ngành nghiên cứu truyền thông: Đâu là ngành đang được phát triển để nghiên cứu những chiến lược và các loại hình truyền thông nhằm mục đích thực hiện các dự án truyền thông. Nghiên cứu truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến quả đạt được. Vì vậy sự quan sát để có thể tìm ra những định hướng mới là điều vô cùng cần thiết với truyền thông.
Cơ hội việc làm của ngành truyền thông

Ngành truyền thông hiện nay đang dần khẳng định được tầm quan trọng đối với việc thúc đẩy doanh số và quan hệ công chúng. Sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông luôn được các doanh nghiệp đánh giá cao và có thể trả mức lương cao để tuyển chọn những chuyên gia truyền thông nhiều kinh nghiệm. Tùy vào vị trí làm việc và hoạt động của doanh nghiệp mà sinh viên truyền thông có rất nhiều cơ hội việc làm trong ngành như PR, marketing,... Khi làm việc tại những vị trí truyền thông này đòi hỏi người làm phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để đảm bảo hiệu qua các hoạt động của công ty đồng thời giúp tăng doanh số và giữ vững các mối quan hệ tốt với nhà đầu tư và khách hàng.
Hiện nay trên thị trường lao động với nhu cầu lớn với sinh viên ngành truyền thông đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm và mức lương vô cùng hấp dẫn. Với mức lương khởi điểm khi mới ra trường là từ 8 - 10 triệu/ tháng vì vậy các bạn sinh viên không phải lo lắng về vấn đề việc làm sau. Sinh viên ngành truyền thông có thể làm việc ở các vị trí khác nhau như biên tập các chương trình nhân viên xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng.
Họ có thể đảm nhiệm các công như: việc biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách.Với kiến thức và các kỹ năng về các phần mềm hỗ trợ trong quá trình đào tạo các sinh viên ngành truyền thông có thể thiết kế được các nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo hoặc bộ nhận diện thương hiệu. Để nắm được cơ hội việc làm ngay khi ra trường thì các sinh viên cần trang bị ngay cho những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm.
Những từ vựng ngành truyền thông mà bạn cần biết
Từ Vựng |
Nghĩa |
Advert(s) |
Quảng cáo |
Broadcaster (n) |
Phương tiện phát tin |
Cable |
Truyền hình cáp |
Cameraman |
Người quay phim |
Channel |
Kênh |
Columnist |
Người phụ trách một chuyên mục báo |
Commentator |
Người viết bình luận |
Commercial(s) |
Quảng cáo thương mại |
Contestant |
Người tham gia chương trình |
Correspondent |
Phóng viên |
Distortion |
Sự bóp méo |
Distribute |
Phát hành |
Editor |
Biên tập viên |
Flyer |
Tờ rơi |
Headline |
Tin nổi bật |
Host |
Người dẫn chương trình |
Journalist |
Nhà báo |
Live |
Trực tiếp |
Magazine |
Tạp chí |
News |
Tin tức |
Newspaper |
Báo |
Newsreader |
Người đọc tin tức |
Online newspaper |
Báo mạng |
Paparazzi |
Người săn ảnh |
Photographer |
Nhiếp ảnh gia |
Production |
Hãng sản xuất |
Publication |
Sản phẩm in ấn |
Reporter |
Người báo cáo |
Publish |
Xuất bản |
Row |
Tranh cãi |
Seach |
Tìm kiếm |
Section |
Mục trên báo |
Speculation |
Tin đồn |
Station |
Trạm phát sóng |
Studio |
Phòng thu âm |
Subtitle |
Phụ đề ngôn ngữ |
Surf |
Truy cập, lướt web |
Tabloid |
Báo lá cải |
Viewer |
Khán giả |
Từ vựng ngành truyền thông theo chủ đề các phương tiện truyền thông
Từ vựng |
Nghĩa |
Media |
Phương tiện truyền thông |
Mass media |
Truyền thông đại chúng |
Advertising |
Quảng cáo |
Print media |
Phương tiện truyền thông bằng báo in |
Communication channel |
Kênh truyền thông |
Social media |
Truyền thông qua mạng xã hội |
Digital media |
Truyền thông số |
Broadcast media |
Phát thanh truyền hình |
Entry |
Nội dung trên blog |
Blogger |
Người viết blog |
Blog |
Nhật ký trực tuyến |
Smart device |
Thiết bị thông minh |
Censorship |
Kiểm duyệt |
Premium content |
Nội dung có trả phí |
Mainstream media |
Truyền thông chủ lưu |
The way content will be consumed |
Cách nội dung được tiếp nhận |
Content personalization |
Cá nhân hoá nội dung |
Shift and mold public opinion |
Thay đổi và định hướng dư luận |
Từ vựng ngành truyền thông theo chủ đề Giải trí & Truyền thông
Từ vựng |
Nghĩa |
advertisement |
Sự quảng cáo |
agreement |
Hợp đồng |
art |
Nghệ thuật, mỹ thuật |
actor |
Diễn viên nam |
actress |
Diễn viên nữ |
article |
Bài báo, đề mục |
artist |
Nghệ sĩ |
associate |
Người cộng sự |
attract |
Thu hút, hấp dẫn, lôi cuốn |
audience |
Khán giả |
author |
Tác giả |
camera |
Máy ảnh, máy quay phim |
channel |
Kênh |
comedy |
Hài kịch |
connect |
Kết nối |
design |
Thiết kế |
publication |
Sự phát hành, sự xuất bản |
release |
Sự phát hành |
documentary |
Phim tài liệu |
record |
Bản thu |
reader |
Người đọc, độc giả |
publishing |
Ngành xuất bản |
scene |
hiện trường, cảnh, phong cảnh |
screen |
Màn hình |
shoot |
chụp ảnh, quay phim |
stage |
Sân khấu |
studio |
trường quay |
technique |
kỹ xảo,kỹ thuật |
tone |
Giọng điệu |
saxophonist |
người thổi kèn xắc-xô-phôn |
cartoon |
Phim hoạt hình |
Từ vựng ngành truyền thông theo chủ đề báo chí truyền thông
Từ vựng |
Nghĩa |
Sensation (n) |
Tin giật gân |
Proofreader (n) |
Nhân viên đọc bản in thử |
News bureaus/ desks |
Bộ phận biên tập tin bài |
Sub-editor (n) |
Thư ký tòa soạn |
Fact-checker |
Người kiểm tra thông tin |
A popular newspaper |
một tờ báo lá cải |
Quality newspaper |
Báo chính thống |
Newspaper office |
Tòa soạn |
Television reporter |
Phóng viên truyền hình |
Newsroom (n) |
Phòng tin |
Editor (n) |
Biên tập viên |
Editorial (adj) |
Thuộc/liên quan đến biên tập |
Deputy editor-in-chief (n) |
Phó tổng biên tập |
Editorial board |
Ban biên tập |
Revenue (n) |
Nhuận bút |
Sensation-seeking newspapers |
Trang báo chuyên săn bản tin giật gân |
Sensationalism (n) |
Các bản tin giật gân |
News agency: |
Thông tấn xã |
Bài viết trên hocsinh365 đã giúp bạn biết thêm những từ vựng ngành truyền thông. Nếu bạn là người có đam mê với ngành truyền thông thì hay cố gắng theo đuổi đam mê của mình. Chúc bạn thành công.
Có 0 Đánh giá