Mối Quan Hệ Giữa Truyền Thông Và Marketing

Mối Quan Hệ Giữa Truyền Thông Và Marketing

Chính 2 năm trước 271 lượt xem

Truyền thông và Marketing là những hoạt động nó có rất nhiều nét tương đồng. Hôm nay Hocsinh365 sẽ giúp bạn hiểu về mối quan hệ giữa Truyền thông và Marketing.

    Marketing là gì?

    Marketing là gì?
    Marketing là gì?

    Marketing là quá trình tạo ra các mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Đây là công việc giúp cho các sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng thông qua những chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến. Marketing thường tập trung vào khách hàng, đây chính thành phần quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Cũng có thể xem marketing là quá trình những cá nhân hoặc tập thể thông qua việc tạo lập, cống hiến và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau để có thể đạt được điều mình muốn.

    Theo Hiệp hội Marketing Mỹ đã đưa ra định nghĩa về Marketing như sau: "Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông".

    Marketing được xem như là "nghệ thuật bán hàng", nhưng yếu tố quan trọng nhất của marketing lại không nằm ở bán sản phẩm. Theo Peter Drucker một nhà lý thuyết quản lý hàng đầu cho rằng: "Mục đích của marketing là để biết và hiểu rõ các khách hàng thật tốt để đưa ra các sản phẩm và dịch vụ thích hợp nhất với khách hàng đó. Marketing sẽ bao gồm 5 bước cơ bản: Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, định vị thị trường, quá trình thực hiện và cuối cùng là kiểm soát.

    Xem thêm:

    Truyền thông là gì?

    Truyền thông là gì?
    Truyền thông là gì?

    Ngành truyền thông là lĩnh vực liên quan đến việc tổ chức sự kiện, event. Đây là ngành rộng lớn và đa dạng có tính ứng dụng thức tế cao và có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Ngành này không chỉ là hoạt động tuyên truyền quảng cáo mà còn rất nhiều lĩnh vực khác.

    Các chương trình đào tạo ngành truyền thông thường tập trung vào đào tạo một vấn để tạo ra thông điệp phù hợp  với từng đối tượng qua các kênh truyền thông hiệu quả nhất. Mọi người thường nghĩ rằng truyền thông là làm báo chính nhưng truyền thông không chỉ đơn giản như vậy mà còn rộng lớn hơn rất nhiều. Báo chí hay làm báo chỉ là một phần của ngành truyền thông.

    Hiện nay có nhiều lĩnh vực liên quan đến ngành truyền thông như: Báo chí, phát thanh - truyền hình, quan hệ công chúng, chăm sóc khách hàng, xây dựng thương hiệu, giải trí, điện ảnh,... Ngành truyền thông là ngành có sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới phát triển của xã hội hiện nay. Bởi vậy ngành này nhận được nhiều sự quan tâm của các em học sinh và các bậc phụ huynh vì ngành có cơ hội việc làm rộng mở và có thu nhập tốt sau khi tốt nghiệp.

    Mối quan hệ của Truyền thông và Marketing

    Mối quan hệ của Truyền thông và Marketing
    Mối quan hệ của Truyền thông và Marketing

    Trong nhiều tổ chức Truyền thông là một bộ phận nằm trong Marketing. Marketing sẽ lấy khách hàng làm trung tâm và sử dụng các công cụ chiến lược để kết nối khách hàng với sản phẩm và dịch vụ của họ. Đối với các doanh nghiệp lớn và trung bình thì Marketing sẽ hoạt động để giúp cho doanh nghiệp tăng doanh số của việc bán hàng hoặc sử dụng các dịch vụ trực tiếp và đóng góp vào lợi nhuận của công ty.

    Truyền thông sẽ liên kết, tạo ra các mối quan hệ với cộng đồng thông qua các phương tiện như: Báo chí, đài,TV,.. nhằm mục đích thu hút được sự ủng hộ của công chúng đối với tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Trong Organization Communication khi các công ty nhà nước và các đơn vị kinh doanh khi áp dụng thì họ không lấy mục tiêu là lợi nhuận. Truyền thông gồm 3 phần chính là: Media Communication, Crisis Communication và Public Relation. Truyền thông Online relations gồm các hệ thống website của doanh nghiệp, quảng cáo trên các website, sử dụng hệ thống mạng xã hội, SEO,....

    Public Relations: Các hoạt động PR thường trực tiếp nói về các hoạt động báo chí bao gồm việc đăng tải các bản tin, họp báo,... Nhưng PR cũng là hoạt động liên quan đến các hoạt động xã hội và cả Lobbying. Printed Materials: Đây là các sản phẩm in ấn như tờ rơi, tài liệu để giới thiệu sản phẩm, các vật phẩm trưng bày…Corporate design: Là những thiết kế như logo, màu sắc, font được sử dụng trong doanh nghiệp.

    Internal Communications: Hoạt động truyền thông nội bộ sẽ bao gồm tất cả các nội dung để cung cấp cho hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp  như: tạp chí nội bộ, các cuộc thi, lễ giáng sinh, lễ tết,... Để truyền thông hơn thì đầu tiên người làm truyền thông cũng như doanh nghiệp phải hiểu được: Giá, sản phẩm, kênh để kết nối với truyền thông.

    Mối quan hệ của Truyền thông và Marketing còn được thể hiện ở mục tiêu của chúng. Nhờ Truyền thông giữ vai trò thay đổi thái độ của khách hàng nên Marketing có thể đạt được mục tiêu thay đổi hành vi khách hàng từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh. Truyền thông sẽ xây dựng mức độ nhận diện thương hiệu, củng cố những lợi ích về cảm tính khi sử dụng cả khách hàng về sản phẩm và dịch vụ. Khi khách hàng đã có niềm tin về sản phẩm và dịch vụ thì Marketing sẽ tận dụng sự tín nhiệm đó để thay đổi hành vi của khách hàng.

    Mục tiêu của Truyền thông và Marketing

    Mục tiêu của Truyền thông và Marketing
    Mục tiêu của Truyền thông và Marketing

    Marketing: Mục tiêu của Marketing là có thể đạt được Doanh thu và lợi nhuận Thị trường, Định vị thương hiệu.

    Truyền thông: Được thiết kế với các mục tiêu như: Xây dựng độ nhận biết thương hiệu, cung cấp các thông tin để thuyết phục khách hàng, tác động vào nhận thức của khách hàng để tạo nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp và mục tiêu hoạt động mà Truyền thông sẽ trở thành một phần trong hoạt động Marketing.

    Truyền thông và Marketing sẽ xây dựng sự nhận biết của khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho khách hàng và thị trường những gì họ đang hướng đến. Từ đó thuyết phục khách hàng mua sản sản phẩm hoặc có thể nhắc nhở khách hàng về sự có mặt của doanh nghiệp. 

    Bài viết trên Hocsinh365 đã giúp bạn hiệu được mối quan hệ giữa Truyền thông và Marketing. Nếu bạn là một người đam mê, nhiệt huyết và muốn làm việc trong một môi trường năng động luôn sáng tạo thì bạn hãy chọn ngành Truyền thông hoặc ngành Marketing. Hãy cố gắng theo đuổi con đường mình đã lựa chọn. Chúc bạn thành công.

    Tin mới