Ngành Khoa Học Máy Tính Học Gì Và Làm Gì?

Ngành Khoa Học Máy Tính Học Gì Và Làm Gì?

Nga Vũ 2 năm trước 345 lượt xem

     

    Khoa học máy tính đã và sẽ ngày càng trở nên quan trọng và được nhiều người quan tâm. Bởi sự phát triển của công nghệ hiện đại và sự bùng nổ thông tin đã làm thay đổi cách vận hành của nhiều hệ thống trong cuộc sống. Vậy nên công nghệ thông tin sẽ ngày càng phát triển và thu hút nhiều sự quan tâm. Trong đó ngành khoa học máy tính cũng nhận được rất nhiều thắc mắc của các bạn học sinh sinh viên. Hãy cùng tìm hiểu xem ngành này như thế nào trong bài viết dưới đây của Hocsinh 365 nhé.

    Ngành khoa học máy tính
    Khoa học máy tính

    Khoa học máy tính là gì?

    Khoa học máy tính là một trong những chuyên ngành của công nghệ thông tin nói riêng và kỹ thuật nói chung. Ngành này thường dành cho những bạn có đam mê với kỹ thuật, công nghệ và máy tính. Ngành học liên quan nhiều đến con số, máy móc và lập trình. 

    Ngành này giúp bạn hiểu về các khía cạnh của máy tính như thiết kế, chế tạo và vận hành, quản lý các phần mềm, phần cứng, hệ thống của máy tính. Ngành này có đặc điểm khá đặc thù nên không phải ai cũng có thể học và hiểu được. Nó dành riêng cho những bạn có tư duy và yêu thích máy tính, lập trình và mong muốn được tìm hiểu sâu về các thành phần của máy tính. Đây như một ngành học nền tảng để xây dựng lên các hệ thống cơ sở của cuộc sống, xã hội.

    Khoa học máy tính là gì?
    Khoa học Máy tính là gì?​​​​

    Các chuyên ngành của ngành khoa học máy tính

    • Trí tuệ nhân tạo

    Chuyên ngành này không còn quá lạ lẫm với mọi người nữa khi mà nó đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các ứng dụng của ngành này được thấy rất nhiều trong chế tạo xe hơi, điện thoại, thiết bị gia dụng, nội thất… Tiêu biểu nhất có thể kể đến như nhận diện khuôn mặt, nhận diện giọng nói ở những chiếc điện thoại. Trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ là một hướng phát triển mạnh trong tương lai của công nghệ và nhu cầu nhân lực cho ngành này sẽ rất cao.

    • Lập trình game

    Với các bạn nào đam mê chơi game, thích chơi game và tìm hiểu các game đó được tạo ra như thế nào thì chắc là bạn sẽ phù hợp với chuyên ngành này đấy. Bạn sẽ được hiểu về cách tạo dựng, sản xuất và vận hành một game ra sao. Như vậy việc chơi game của bạn sẽ không còn là vô bổ nữa.

    • Lập trình ứng dụng

    Với chuyên ngành này bạn sẽ được đào tạo về các kỹ năng lập trình, các ngôn ngữ lập trình và ứng dụng các ngôn ngữ ấy để thiết lập ra các ứng dụng trên điện thoại hoặc trên máy tính. Và chỉ cần bạn tạo ra được một app chơi game có nhiều lượt tải thì lợi nhuận thu được là không hề nhỏ đâu nhé.

    • An ninh mạng

    Bởi vì hệ thống thông tin và dữ liệu của các doanh nghiệp là bảo mật và nội bộ. Và những thông tin ấy được truy cập bởi rất nhiều thiết bị của nhân viên công ty, đối tác, khách hàng. Vì vậy nên nguy cơ bị rò rỉ thông tin, ăn cắp thông tin mật là rất lớn. Từ đó mà việc an ninh và bảo mật thông tin được xem trọng cực kỳ. Từ đó mà chuyên ngành này được đào tạo và quan tâm hơn.

    Chuyên ngành an minh mạng
    An ninh mạng
    • Lập trình web

    Doanh nghiệp hay công ty nào cũng có trang web của mình vậy nên cũng cần thành lập các trang web để tăng sự hiển thị và tiếp cận đến khách hàng của họ. Thế nên chuyên ngành này rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Sẽ đào tạo các kiến thức thiết kế trang web như thế nào để không chỉ đẹp mắt mà còn thân thiện dễ sử dụng với người dùng, tối ưu để Google tăng hiển thị cho trang web đó.

    Vì sao khoa học máy tính thường bị nhầm lẫn với công nghệ thông tin?

    Với những bạn không theo đuổi hay đam mê với công nghệ thì việc nhầm lẫn giữa công nghệ thông tin và khoa học máy tính là chuyện rất dễ xảy ra và hết sức bình thường. Thực tế thì về cơ bản chúng cũng có nhiều điểm tương đồng và giống nhau.

    Khoa học máy tính (hay còn gọi computer science) và công nghệ thông tin (hay còn gọi là information technology) về cơ bản thì đều là ngành học liên quan đến kỹ thuật, máy tính. Hai chuyên ngành này đều thuộc vào lĩnh vực công nghệ và máy tính tuy nhiên thì mỗi ngành này lại đi nghiên cứu về một khía cạnh khác nhau và nếu như không phải sinh viên học hai ngành này thì thật khó để có thể phân biệt rõ ràng.

    • Ngành khoa học máy tính thiên về nghiên cứu và sáng tạo ra các sản phẩm mới, tạo ra các chương trình, ứng dụng máy tính có lợi và giúp ích cho con người, doanh nghiệp.
    • Ngành công nghệ thông tin thì lại theo hướng ứng dụng nhiều hơn. Tức ứng dụng các chương trình máy tính để làm việc.

    Hiểu đơn giản thì khoa học máy tính sẽ tạo ra các sản phẩm để công nghệ thông tin sử dụng và làm việc. 

    Vậy nên nếu bạn là người muốn sáng tạo, chế tạo ra các chương trình máy tính hay ho thì đừng ngần ngại mà hãy lựa chọn ngành khoa học máy tính.

    Vì sao khoa học máy tính thường bị nhầm lẫn với công nghệ thông tin?
    Vì sao Khoa học máy tính thường bị nhầm lẫn với Công nghệ thông tin?​​​

    Xem thêm: TOP 10 trường đại học công nghệ thông tin đáng học nhất tại Việt Nam

    Các khối thi vào ngành khoa học máy tính và điểm chuẩn

    Nhìn chung ngành khoa học máy tính sẽ xét tuyển thi THPT theo các khối sau:

    • A00: Toán - Lý - Hóa

    • A01: Toán - Lý - Anh

    • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh

    • D07: Toán - Hóa - Tiếng Anh

    • C01: Ngữ văn - Toán - Vật lý

    • D08: Toán - Sinh học - Tiếng Anh

    • C14: Ngữ văn - Toán - Giáo dục công dân

    • C02: Ngữ văn - Toán - Hóa học

    Điểm chuẩn để đỗ ngành khoa học máy tính sẽ khác nhau tùy vào trường đại học đó thuộc top nào, chất lượng đào tạo ra sao và số lượng chỉ tiêu của trường nữa. 

    • Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG HCM: 24.65đ -22.65 (CLC)
    • Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQG HCM: 25đ-24.6đ (CTTT)-23.2đ (CLC)
    • Đại học Bách Khoa TPHCM: 25.75đ-24.75đ (CLC)
    • Đại học Tôn Đức Thắng: 30.75đ-24.5đ (Việt)-22.5đ (Anh) (Toán hệ số 2 nhân 3/4)
    • Đại học Sư phạm kỹ thuật : 23.9đ-25.2 (AI)

    Những tố chất phù hợp với ngành

    • Chuyên môn và năng lực tốt

    Như đã giới thiệu ở trên thì ngành này thiên về kỹ thuật và cần có sự chuyên môn cao. Là một ngành đặc thù vậy nên để làm được việc thì bạn sẽ phải trải qua quá trình học tập và thực hành kỹ càng. Không rèn luyện khả năng chuyên môn và năng lực của bản thân sẽ khiến bạn sớm bị đào thải khỏi thị trường lao động vì không đáp ứng được yêu cầu.

    • Tư duy logic

    Tiếp theo là tư duy logic và bộ óc trừu tượng, hình dung tốt. Đây là yêu cầu cực kỳ quan trọng đối với người làm ngành khoa học máy tính. Bởi đặc thù làm việc với ngôn ngữ máy tính, ngôn ngữ lập trình nên nếu không có sự logic và hình dung tốt thì sẽ rất khó để làm được việc. 

    • Sự kiên trì, chịu được áp lực

    Ngoài ra bạn cũng cần phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và chịu được áp lực lớn từ công việc. Để làm tốt được công việc ngành khoa học máy tính thì không chỉ cần các kiến thức chuyên môn mà các kỹ năng cũng có vai trò quan trọng không kém. 

    Một số kỹ năng cần thiết khác nữa cần có khi học và làm việc ngành khoa học máy tính như: Kỹ năng thương lượng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phản biện.

    Nên học khoa học máy tính ở đâu?

    Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin nói chung tuy nhiên ngành khoa học máy tính nói riêng chưa có quá nhiều trường đào tạo bởi tính chuyên môn và đặc thù của nó cần có sự thực hành nhiều. 

    • Ở khu vực miền Bắc: trường Đại học Bách khoa và Đại học Công nghệ là 2 trường hàng đầu về đào tạo ngành khoa học máy tính. Trong đó Đại học Bách khoa là trường đại học hàng đầu về đào tạo các ngành về kỹ thuật, máy móc, thiết bị, công nghệ nên để được vào học tại trường này bạn cần cố gắng và nỗ lực thực sự.
    • Ở khu vực miền Nam: trường Đại học Bách khoa, Đại học Công nghệ TP HCM, Đại học FPT, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công nghệ thông tin....
    • Ngoài học tại các trường đại học như trên ra thì bạn hoàn toàn có thể chọn đi du học tại các trường đại học khác trên thế giới. Đây cũng là một lựa chọn không tệ bởi bạn sẽ được học hỏi và tiếp cận với những kiến thức và thiết bị hiện đại.
    Nên học khoa học máy tính ở đâu?
    Nên học Khoa học Máy tính ở đâu

    Ngành khoa học máy tính học những gì?

    Tùy vào chương trình đào tạo của các trường đại học được thiết kế khác nhau nên quá trình học cũng sẽ có sự khác biệt đôi chút nhưng vẫn sẽ đảm bảo về chất lượng đầu ra cho sinh viên. Và dù chương trình học có khác nhau thì vẫn sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức toàn diện về máy tính,bao gồm cả kiến thức nền tảng và chuyên sâu như:

    • Cấu trúc máy tính

    • Hệ điều hành

    • Ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng

    • Trí tuệ nhân tạo

    • Bảo mật và an ninh mạng

    • Xử lý dữ liệu

    • Mã hóa dữ liệu

    • Thiết kế dữ liệu

    Trong những năm đầu thường sinh viên sẽ được học những môn đại cương, những kiến thức cơ bản về ngành khoa học máy tính như: Khoa học máy tính ứng dụng, giới thiệu chương trình quản lý và hệ thống mạng lưới, cơ sở dữ liệu, các khái niệm toán học cho máy tính, hệ điều hành và cấu trúc máy tính, các nguyên tắc cơ bản…

    Từ năm thứ 2 trở đi thì sinh viên sẽ được tiếp cận đến các môn học chuyên ngành, cung cấp các kiến thức áp dụng trong công việc sau này như: Phát triển hệ thống, sáng tạo và đổi mới, cấu trúc dữ liệu, lập trình đồng thời, quản trị hệ thống và mạng, hệ thống máy tính…

    Sau chương trình học lý thuyết thì sinh viên sẽ được thực tập và làm việc cho doanh nghiệp thực tế, các tập đoàn có thể trong nước và ngoài nước về công việc theo đúng chuyên ngành đang học. Đây là cơ hội để sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào làm việc và từ đó giúp bạn vững vàng hơn trước khi ra trường và trở thành một nhân viên chính thức và là một lao động chính thức của thị trường lao động.

    Cơ hội nghề nghiệp

    Xu hướng hội nhập toàn cầu và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 khiến cho nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin là cực kỳ lớn. Trong đó ngành khoa học máy tính là một nhánh trong công nghệ thông tin và cũng rất được quan tâm ,nhiều doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm về ngành này. Đặc biệt là nhân lực có tay nghề cao. Và hơn thế nữa, nhu cầu nhân lực khoa học máy tính không giới hạn trong lĩnh vực nào, bởi gần như lĩnh vực nào cũng cần đến, từ giáo dục, y tế, kinh tế, khoa học đều cần đến khoa học máy tính. 

    Mặc dù có nhu cầu nhân lực cao nhưng họ cần thật sự là khả năng làm việc của bạn. Vì thế hãy chuẩn bị cho mình chiếc CV thật đẹp với những dự án, công việc hay kinh nghiệm mà bạn đã làm để thuyết phục nhà tuyển dụng nhé.

    Cơ hội nghề nghiệp
    Cơ hội nghề nghiệp của ngành khoa học máy tính​​​​​​

    Một số công việc mà bạn có thể làm sau khi học ngành khoa học máy tính như:

    • Chuyên viên an minh mạng

    • Lập trình viên (web, app…) 

    • Kỹ sư phần mềm

    • Viết bài chuyên ngành

    • Giảng dạy, đào tạo chuyên ngành

    • Quản lý kho dữ liệu

    • Phát triển ứng dụng

    • Quản lý hỗ trợ kỹ thuật

    • Kỹ sư máy tính

    • Kỹ sư hệ thống

    • ….

    Tùy theo năng lực và sở thích cũng như định hướng của mỗi người từ đó lựa chọn cho mình một công việc phù hợp. Nhưng nhìn chung thì cơ hội nghề nghiệp của ngành này rất rộng mở, đa dạng, bạn cần nắm bắt và tận dụng cơ hội để phát triển nhé.

    Mức lương của ngành khoa học máy tính 

    Bởi vì là ngành có nhu cầu nhân lực cao và đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm đặc thù, lại là ngành của tương lai vậy nên mức lương của ngành này được coi là mức lương trong mơ so với nhiều ngành nghề khác. Cũng chính vì lý do này mà có rất nhiều bạn học sinh lựa chọn nguyện vọng thi đại học ngành này bởi mức lương thật sự hấp dẫn.

    Và thực tế thì có nhiều vị trí còn có mức lương cao hơn nhiều so với những thông tin bạn được nghe. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của bạn ở mức nào. Dưới đây là một số các vị trí công việc và mức lương cơ bản trung bình, chưa tính các loại thưởng, phụ cấp khác:

    • Kỹ sư phần mềm: 103.612 USD/ năm, tương đương 2.4 tỷ/năm

    • Chuyên viên quản lý hệ thống: 83.722 USD/năm, tương tương 1.9 tỷ/năm

    • Chuyên viên phát triển dữ liệu: 84.671 USD/năm, tương tương 1.95 tỷ/năm

    • Trưởng phòng công nghệ máy tính: 80.157 USD/năm, tương tương 1.8 tỷ/năm

    Với một vài con số tiêu biểu như trên thôi cũng đủ để thấy được rằng làm việc trong ngành khoa học máy tính là hấp dẫn như thế nào. Tuy nhiên thì bạn cũng cần xác lập tư tưởng rằng với mức lương được nhận hậu hĩnh như vậy thì bạn cũng có trách nhiệm cống hiến công sức của mình xứng đáng với những gì nhận được.

    Mức lương của ngành khoa học máy tính 
    Mức lương của ngành khoa học máy tính

    Chi phí du học ngành khoa học máy tính?

    Mỗi một ngành học bạn có rất nhiều lựa chọn về việc học ở đâu và học như thế nào. Nếu không thích học môi trường trong nước, bạn muốn học môi trường quốc tế, muốn được tiếp cận với những chương trình học quốc tế thì du học là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nhưng đi du học cũng có nhiều lựa chọn về quốc gia bạn sẽ theo học, bởi học phí và chi phí cho du học ở mỗi quốc gia cũng chênh lệch nhau cực kỳ lớn, và bạn cần cân nhắc trong việc lựa chọn.

    Dưới đây là một số quốc gia với chi phí sinh hoạt và học phí tương ứng, bạn có thể tham khảo: 

    • Úc: học phí khoảng 25.000 - 26.000 USD/năm, chi phí sinh hoạt 1.200USD/tháng

    • Anh Quốc: học phí khoảng 27.000 - 35.000 USD/năm, chi phí sinh hoạt 1.800USD/tháng

    • Malaysia: học phí khoảng 6.000 - 10.000 USD/năm, chi phí sinh hoạt 450USD/tháng

    • Ireland: học phí khoảng 20.000 - 29.000 USD/năm, chi phí sinh hoạt 1.200USD/tháng

    • Singapore: học phí khoảng 12.000 - 15.000 USD/năm, chi phí sinh hoạt 500USD/tháng

    Ngoài các quốc gia này ra thì còn có rất nhiều quốc gia khác mà bạn có thể chọn là điểm đến du học, hãy tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn nhé.

    Lời kết

    Trên đây Hocsinh365 đã chia sẻ toàn bộ những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về ngành khoa học máy tính. Ngoài ra còn có rất nhiều ngành nghề khác đang là xu hướng của toàn xã hội, hãy cùng theo dõi các bài viết khác để biết thêm thông tin nhé.

    Tin mới