Phân Biệt Ngành Khoa Học Máy Tính Và Công Nghệ Thông Tin

Phân Biệt Ngành Khoa Học Máy Tính Và Công Nghệ Thông Tin

Mai Anh 2 năm trước 222 lượt xem

    KHMT và CNTT là hai ngành học quan trọng trong thời đại 4.0 nhưng không phải ai cũng có thể nhận định được sự khác biệt của mỗi ngành để có thể lựa chọn một cách chính xác cho sự nghiệp tương lai của mình. Vậy hãy cùng Hocsinh365  tìm hiểu trong bài viết này nhé!

    Khoa học máy tính và công nghệ thông tin có giống nhau không?

    Câu trả lời là không, đây là hai ngành học khác nhau. Đối với những người không có chuyên môn, 2 ngành này gần như giống nhau, đều là ngành học về máy tính ở bậc đại học. Tuy nhiên, chúng tập trung trên 2 mảng chuyên biệt, và có những kỹ năng hay cơ hội nghề nghiệp khác nhau cho mỗi ngành.

    • Khi học khoa học máy tính, bạn sẽ học thiết kế và phát triển chương trình, ứng dụng và phần mềm. Hơn nữa, bạn sẽ học cách máy tính giải quyết 1 bài toán hay 1 vấn đề và cách để máy tính tiếp nhận bài toán hay vấn đề.

    • Đối với ngành công nghệ thông tin, bạn sẽ học cách duy trì và sử dụng hệ thống máy tính và phần mềm, áp dụng cho những quá trình kinh doanh. 

    Có thể hiểu ngắn gọn như sau: ngành khoa học máy tính tạo ra hệ thống mà tại đó chứa đựng những luồng thông tin, và ngành công nghệ thông tin chịu trách nhiệm xử lý và duy trì những luồng thông tin đó.

    Tiếp theo mình sẽ trình bày rõ hơn về các điểm khác nhau của hai ngành học này nhé!

    Ngành Khoa học máy tính

    Ngành khoa học máy tính

    Chương trình học

    Nhìn chung, ngành khoa học máy tính sẽ đào tạo bạn về lập trình máy tính, toán học, khái niệm logic và khả năng phát triển phần mềm. 

    Một số môn học trọng yếu mà bạn có thể học là:

    • Đại số tuyến tính

    • Thiết kế và phân tích các thuật toán và cơ sở dữ liệu

    • Xác suất

    • Lý thuyết về máy tính

    • Lập trình C++

    • Phát triển hệ thống

    • Toán học nâng cao

    Khi bạn học đến năm cuối, bạn có thể lựa chọn học chuyên sâu các môn như:

    • Học về máy móc

    • Khoa học máy tính lượng tử

    • Hệ thống cơ sở dữ liệu thực hiện

    • Phân tích thống kê

    • Thiết kế di động và ứng dụng công nghệ

    Ngành Khoa học Máy tính

    Xem thêm: Ngành Khoa Học Máy Tính Học Gì Và Làm Gì?

    Cơ hội nghề nghiệp ngành khoa học máy tính

    Với các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm lĩnh hội được sau khi tốt nghiệp khoa học máy tính, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực luôn cần nhân lực có tay nghề cao về máy tính như tài chính, truyền thông, giáo dục, y tế hay gia nhập vào các cơ quan chính phủ.

    Dưới đây là một số đầu việc bạn có thể đảm đương sau khi tốt nghiệp khoa học máy tính:

    • Chuyên viên an ninh mạng

    Vai trò của vị trí này là đảm bảo hệ thống thông tin được bảo mật tuyệt đối và phòng chống sự xâm hại của tin tặc. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì nguy cơ rò rỉ thông tin quan trọng càng tăng cao đáng kể nên công việc này có trách nhiệm khá lớn.

    Chuyên viên an ninh mạng

    • Lập trình viên truyền thông đa phương tiện

    Công việc lập trình này đòi hỏi bạn sẽ phải hiện thực hóa ý tưởng trên giấy của chuyên viên thiết kế đồ họa thành một sản phẩm có thể hiển thị trên các phương tiện truyền thông như chữ, âm thanh, hình ảnh, mẫu dựng 3D, chuyển động hoạt hình, vân vân. Bạn sẽ chịu thêm trách nhiệm hỗ trợ sữa lỗi hoặc điều chỉnh sau khi sản phẩm được lên sóng.

    • Kỹ sư phần mềm

    Bạn có thể đầu quân vào các công ty công nghệ hoặc tự phát triển phần mềm của mình. Đây là vị trí bạn có thể làm việc tự do để kiếm thêm thu nhập. Bạn đừng quên tham khảo thêm loạt bài phỏng vấn người đang làm nghề Kỹ sư phần mềm do Hocsinh365 thực hiện để hiểu rõ hơn về công việc này.

    • Viết bài chuyên ngành

    Nếu bạn yêu thích viết lách thì hoàn toàn có thể dấn thân vào công việc viết bài về lĩnh vực máy tính và kỹ thuật cho các trang tin hoặc tạp chí. Nhờ có kiến thức sâu rộng được đào tạo trong ngành Khoa học Máy tính, bạn sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với những cây bút chỉ tra cứu qua Google. Người dùng lúc nào cũng cần được dân trong nghề hướng dẫn cụ thể về những vấn đề chuyên môn khó nhằn một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

    Xem thêm: Cơ hội nghề nghiệp của ngành học Khoa học máy tính

    Ngành công nghệ thông tin

    Chương trình học

    Các bạn sinh viên theo học ngành này sẽ được nghiên cứu và cách để thiết kế cơ sở dữ liệu theo cách có chiều sâu và đi vào trọng tâm hơn, ngoài ra còn có các lý thuyết cơ bản về toán và toán cao cấp. Đó là những vấn đề chính mà bạn sẽ được học và nghiên cứu.

    Chương trình học ngành công nghệ thông tin

    Các chuyên ngành trong ngành công nghệ thông tin như:

    • Hệ thống thông tin
    • Mạng máy tính
    • Công nghệ phần mềm
    • An ninh mạng
    • ...

    Sau khi học xong các môn học đại cương và chuyên ngành thì sinh viên sẽ được chọn các môn học tự chọn để nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng hơn như:

    • Thiết kế giao diện
    • Quản lý dự án phần mềm
    • Lập trình game
    • An ninh hệ thống thông tin
    • Hệ điều hành mạng
    • ...

    Cơ hội nghề nghiệp ngành công nghệ thông tin

    Một số các việc làm mà sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm như:

    • Chuyên gia hỗ trợ máy tính

    Công việc của bạn sẽ là hỗ trợ các loại nhu cầu về công nghệ thông tin của các nhà phân tích, quản trị doanh nghiệp vfa người dùng hệ thống của doanh nghiệp.

    Cụ thể công việc gồm có: Kiểm tra các hệ thống mạng hiện có; Tiến hành bảo trì theo yêu cầu trên mạng; Khắc phục sự cố (LAN, WAN và Internet)

    • Quản trị hệ thống máy tính

    Công việc chủ yếu sẽ là phân tích hệ thống máy tính hiện tại của doanh nghiệp cũng như quy trình hoạt động ở mưc độ chi tiết. Từ đó đưa ra lời khuyên, đề xuất thay đổi sửa chữa để hiệu quả hơn.

    Để làm được việc này thì đòi hỏi bạn phải có năng lực và hiểu biết sâu vấn đề về máy tính ở một mức độ nhất định nào đó.

    Quản trị hệ thống máy tính

    • Quản trị viên cơ sở dữ liệu

    Bạn sẽ là các chuyên gia phần mềm tập trung vào các ứng dụng và dịch vụ về dữ liệu như hồ sơ, thông tin khách hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp. Đảm bảo thông tin được bảo mật và có tính khả dụng cho công ty.

    • Nhà phát triển phần mềm

    Với công việc này, bạn sẽ nghiên cứu và sáng tạo ra các ứng dụng, phần mềm cài đặt trên điện thoại hoặc máy tính. Các ứng dụng đó cần phải thích ứng được trên nhiều nền tảng, nhiều hệ điều hành hoặc trên nhiều loại thiết bị. Và quan trọng nhất là nó cần thỏa mãn nhu cầu nào đó của người dùng.

    Lời kết

    Suy cho cùng thì ngành khoa học máy tính hay công nghệ thông tin cũng thuộc mảng công nghệ, đều có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nên những gì bạn học trong ngành này có thể ứng dụng chút ít vào ngành còn lại và quan trọng nhất là con đường sự nghiệp của cả hai ngành đều rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn so với những lĩnh vực khác. Và Hocsinh365 hy vọng rằng những thông tin ở trên có thể giúp ích được cho bạn nhé !

    Tin mới